Chế độ dinh dưỡng cho trẻ luôn là chủ đề được các mẹ dành sự quan tâm đặc biệt. Bởi chỉ khi bé có một chế độ dinh dưỡng phù hợp, thì bé mới thực sự khỏe mạnh và có được sự phát triển toàn diện. Dưới đây là chia sẻ của Khỏe 365 đem lại cho quý độc giả chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi chia theo từng giai đoạn, với đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết nuôi dưỡng trẻ phát triển tốt mà các mẹ nào cũng nên nhớ
Mục lục:
Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với trẻ dưới 1 tuổi
Giai đoạn bé từ 0 đến 1 tuổi nguồn dinh dưỡng của bé chủ yếu vẫn đến từ sữa mẹ, song chế độ dinh dưỡng của bé trong giai đoạn này cũng rất quan trọng, các mẹ cần phải lưu ý, bởi với mỗi giai đoạn phát triển chế độ dinh dưỡng cần sẽ khác nhau, đây là nền tảng quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của các bé, mẹ nên dành thời gian tìm hiểu các thông tin và kiến thức để giúp con yêu có được nguồn dưỡng chất an toàn, tốt nhất.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn 0 -1 tuổi được chia làm 5 giai đoạn nhỏ, cụ thể như sau:
Giai đoạn từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi
Đây là giai đoạn mà bản năng của bé sẽ có thiên hướng quay về phía núm vú của mẹ để tìm nguồn dưỡng chất từ sữa mẹ. Ở giai đoạn này bé chỉ cần nguồn dưỡng chất từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Đường tiêu hóa của bé ở giai đoạn này vẫn đang còn phát triển và chưa hoàn thiện nên mẹ chưa thể cho bé ăn thức ăn đặc.
Giai đoạn bé từ 4 đến 6 tháng tuổi
Theo thông tin được Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ chia sẻ, đây là giai đoạn bé có những dấu hiệu cho việc sẵn sàng ăn dặm. Một số dấu hiệu có thể kể đến như:
- Bé có thể ngẩng, giữ đầu và cổ, bé ngồi thẳng trên ghế
- Bé tăng cân gấp 2 lần so với lúc mới sinh
- Bé có thể ngậm một cái muỗng
- Bé có thể sử dụng lưỡi để di chuyển thức ăn từ trước ra sau miệng
Nguồn dinh dưỡng cho bé trong 3 tháng này vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Bên cạnh đó, còn có:
- Rau củ, trái cây xay nhuyễn như khoai lang, táo, bí, chuối, đào lê và ngũ cốc dưới dạng hơi sền sệt. Với ngũ cốc nếu ban đầu bé không chịu ăn, mẹ nên để một vài ngày rồi cho bé thử lại, tuyệt đối không ép bé ăn
- Cho bé sử dụng một lượng nhỏ sữa chua không đường
- Ở giai đoạn này không cho bé sử dụng các trái cây họ cam quýt, các thực phẩm có chứa gluten như lúa mạch, lúa mì, phô mai bởi các thực phẩm này có thể gây dị ứng cho bé
Liều lượng cho bé mỗi ngày: Mẹ bắt đầu cho bé sử dụng với khoảng 1 muỗng cà phê thức ăn hoặc ngũ cốc xay, trộn cùng với 4 – 5 muỗng cà phê sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Giai đoạn bé từ 6 đến 8 tháng tuổi
Đây là giai đoạn bé bắt đầu cho chế độ ăn dặm, thực đơn của bé sẽ gồm:
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức
- Các loại ngũ cốc giàu chất sắt như lúa mạch, yến mạch, gạo,…
- Trái cây nấu nhừ hoặc xay nhuyễn như chuối, lê, táo, đào,…
- Rau nấu nhừ hoặc xay nhuyễn như cà rốt, khoai lang, bí, bơ
- Thịt xay nhuyễn gồm thịt gà, thịt heo, thịt bò
- Đậu phụ xay nhuyễn
- Các loại đậu xay nhuyễn: đậu đen, đậu nành, đậu tằm, đậu lăng, đậu đen,…
- Sữa chua không đường
Liều lượng cho bé sử dụng:
- 1 muỗng cà phê trái cây, tăng dần lên đến ½ chén trong 2 – 3 lần
- 1 muỗng cà phê rau, tăng dần lên đến ½ chén trong 2 – 3 lần
- 3 – 9 muỗng canh ngũ cốc, cho ăn từ 2 – 3 lần
Đặc biệt, mẹ nên lưu ý, khi cho bé ăn bất kì một món ăn gì mới, nên tạm ngưng và đợi 2 – 3 ngày để xem bé có hợp hoặc dị ứng với món ăn đó hay không. Mẹ có thể lưu lại nhật ký thực phẩm cho con ăn để theo dõi, nhất là khi trong gia đình có tiền sử dị ứng với thực phẩm.
Giai đoạn bé 8 – 10 tháng
Đây là giai đoạn bé đã sẵn sàng cho việc ăn bốc và sử dụng tay cầm nắm thức ăn. Dấu hiệu nhận biết là bé thích dùng tay bốc thức ăn, bé có thể chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia, muốn bỏ mọi thứ vào miệng và có chuyển động hàm khi nhai.
Thực đơn cho bé gồm:
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức
- 1 lượng nhỏ phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua
- Trái cây và rau củ: đào, chuối, bơ, lê, cà rốt nấu chín, khoai tây, bí, khoai lang
- Các thực phẩm bé có thể cầm và ăn như bánh mì nướng, nui nấu chín, chuối chín, bánh quy giòn, bánh ngũ cốc ít đường
- 1 lượng nhỏ thực phẩm giàu đạm như trứng, thịt xay nhuyễn, thịt gia cầm, đậu phụ, cá không xương, đậu đen
- Các loại ngũ cốc giàu chất sắt như gạo, lúa mì, lúa mạch, yến mạch, ngũ cốc hỗn hợp
Liều lượng:
- ¼ đến ⅓ chén bơ sữa
- ¼ đến ½ chén ngũ cốc
- ¾ đến 1 chén trái cây
- ¾ đến 1 chén rau
- 3 – 4 thìa thức ăn chứa chất đạm
Giai đoạn bé 10 đến 12 tháng tuổi
Bé đã có răng và việc nuốt thức ăn của bé đã dễ dàng hơn, mẹ có thể chuẩn bị thực đơn của bé như sau:
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức
- Phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua
- Các loại ngũ cốc giàu sắt
- Trái cây nghiền hoặc bóc vỏ
- Rau hấp chín mềm
- Các món ăn kết hợp như mì ống, thịt hầm và phô mai
- Các thực phẩm giàu đạm
Liều lượng:
- ⅓ chén bơ sữa
- ¼ đến ½ chén ngũ cốc
- ¾ đến 1 chén trái cây
- ⅛ đến ¼ chén thức ăn kết hợp
- 3 – 4 thìa thức ăn giàu đạm
Trẻ trong giai đoạn này khi chế biến đồ ăn, mẹ không sử dụng gia vị, nên sử dụng dầu ăn chuyên biệt dành cho bé để đảm bảo bé được cung cấp nguồn dinh dưỡng đủ, đảm bảo và an toàn.
Kết luận
Trên đây là các thông tin về sức khỏe em bé mà Khỏe 365 chia sẻ đến quý độc giả. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về làm mẹ hơn. Nếu cảm thấy bài viết này hữu ích hãy ấn like ủng hộ báo chúng tôi nhé! Chúc bạn một ngày vui vẻ!