Có nhiều dấu hiệu, triệu chứng bất thường xảy ra ở bé, nếu bạn lơ là và không có biện pháp xử lý kịp thời có thể dẫn đến các tình huống nguy hiểm đến tính mạng mà chúng ta không thể lường trước được.
Sau đây, Khỏe 365 chia sẻ 09 dấu hiệu nguy hiểm của trẻ mà các mẹ nên biết và chú ý
Mục lục:
09 dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ nhỏ
Sốt cao

Sốt cao là dấu hiệu rất nguy hiểm ở trẻ nhỏ mà bố mẹ không được xem thường. Với trẻ dưới 3 tháng tuổi, nếu thân nhiệt từ 38 độ C trở lên thì được coi là nguy hiểm.
Trẻ cần điều trị ngay nếu 38,5 độ C trở lên với trẻ từ 3-6 tháng tuổi hoặc 39,5 độ C với trẻ 6 đến 2 năm tuổi. Khi đó, người lớn cần gọi bác sĩ hoặc đưa bé đến bệnh viện lập tức để tránh điều tồi tệ xảy ra.
Với trẻ trên 2 tuổi, sốt không là triệu chứng cấp bách nếu trẻ không bị mất nước và hoạt động vẫn bình thường. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe và an toàn, bố mẹ nên liên lạc với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị tốt nhất.
Dấu hiệu nguy hiểm của trẻ như sốt cao và kéo dài

Nếu đã cho con uống thuốc hạ sốt mà vẫn không giảm trong vòng 4-6 giờ thì hãy gọi bác sĩ ngay lập tức. Đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng có thể quá mạnh và cơ thể của trẻ không thể chống chọi lại được.
Lúc đó, bé cần được kiểm tra để xác định được nguyên nhân.
Một cơn sốt do virus thông thường như cảm lạnh hoặc cúm gây ra sẽ biến mất khoảng 5 ngày. Vì thế bố mẹ hãy để ý nếu cơn sốt của con kéo dài thì có thể bé bị viêm phổi và cần được điều trị kịp thời bằng kháng sinh.
Sốt kèm theo nhức đầu hoặc nổi ban

Khi bị sốt, bố mẹ cần lưu tâm đến bé. Nếu cơn sốt đi kèm trạng thái nhức đầu, phát ban, cứng ở cổ, hoặc xuất hiện vết bầm tím hay vết đỏ li ti thì đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức bởi đó có thể là các dấu hiệu của viêm màng não.
Xuất hiện những nốt ban hình tròn

Nốt ban hình tròn với những chấm nhạt ở giữa là dấu hiệu của bệnh Lyme. Bố mẹ cần cho bé đi khám tại bệnh viện ngay nếu nhận thấy các điểm đốm màu nhỏ xuất hiện trên da bé vì có thể là triệu chứng của nhiều bệnh nghiêm trọng. Bất cứ vết bầm tím hay ban đỏ nào không rõ nguyên nhân và lan rộng thì có thể là dấu hiệu chứng rối loạn máu.
Xuất hiện nốt ruồi mới hoặc thay đổi so với ban đầu

Mẹ nên nhớ vị trí các nốt ruồi trên cơ thể bé từ khi con mới sinh ra . Hãy để ý các nốt ruồi đó 1 tháng một lần vào lúc tắm.
Bố mẹ hãy gọi bác sĩ nếu thấy các dấu hiệu bất thường như: thay đổi kích thước, thay đổi màu sắc, hình dạng, … Tất cả các dấu hiệu này đều ẩn chứa khả năng của một bệnh ung thư da.
Đau bụng bất ngờ

Nếu trẻ bị đau vùng bụng dưới bên phải bất ngờ thì hãy yêu cầu bé nhảy lên nhảy xuống. Nếu cơn đau càng dữ dội thì đó là dấu hiệu bị viêm ruột thừa. Mặc dù đau ruột thừa ở vùng bụng dưới bên phải, cơn đau sẽ bắt đầu từ giữa bụng rồi mới lan ra bên phải.
Nếu là đau bụng do virus thì bé thường sẽ sốt, đau bụng, nôn, và tiêu chảy. Nếu là đau ruột thừa, đôi khi bé sẽ có triệu chứng đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, đau đớn rồi sốt.
Bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu thấy các biểu hiện trên. Viêm ruột thừa phát triển nhanh và điều trị dễ dàng khi được phát hiện sớm.
Nếu bé dưới 4 tuổi đau bụng đến mức quặn thắt trong 1 phút rồi trở lại bình thường thì đó có thể là dấu hiệu của chứng lồng ruột – một loại rối loạn nghiêm trọng.
Cơn đau sẽ xuất hiện khoảng 20 đến 60 phút ,có nguy cơ dẫn đến sốt, nôn mửa, đi ngoài ra máu.
Đau đầu và nôn

Nếu bé bị đau đầu thường xuyên vào buổi sáng sớm hoặc giữa đêm và kèm nôn mửa, điều đó cho thấy bé đã bị chứng đau nửa đầu.
Đau nửa đầu không nguy hiểm và thường do di truyền.
Tuy nhiên, đau đầu vào buổi sáng và nửa đêm có thể là dấu hiệu bệnh nào đó nghiêm trọng hơn, nên bạn cần đưa bé đi khám.
Có dấu hiệu lạ ở môi

Nếu môi và lưỡi trẻ đột nhiên sưng thì đây là một dấu hiệu của sốc phản vệ, một phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
Nếu sưng và kèm nôn mửa hay ngứa ngáy, mẹ cần gọi cấp cứu lập tức. Những triệu chứng này thường khiến cổ họng bị sưng và ảnh hưởng đến đường thở của trẻ.
Bên cạnh đó, khi thấy trẻ có dấu hiệu môi xanh, tím tái, hoặc trong lưỡi có màng nhầy, kèm màu xanh là dấu hiệu cơ thể thiếu oxy hay là chứng da xanh.
Trường hợp này ,nhiều bố mẹ chủ quan nên dễ dẫn đến những tình huống nguy hiểm. Vì thế, khi thấy các dấu hiệu lạ này bố mẹ hãy đưa bé đi khám kịp thời để được chẩn đoán chính xác nhất.
Nôn sau khi bị ngã

Trẻ tuổi chập chững đi thường dễ bị ngã. Việc trẻ bị ngã ra sau là nguy hiểm vô cùng vì khi đó, đầu của bé đập xuống đất. Những cú va đập như vậy thường dễ gây tổn thương cho trẻ.
Chính vì thế, sau khi bị ngã đập đầu, bố mẹ cần theo dõi các dấu hiệu nguy hiểm của trẻ như bị choáng, bị nôn hay lơ đễnh thường xuyên, không được tỉnh táo thì cần đưa con đi khám bác sĩ ngay vì có thể cú ngã đã gây ảnh hưởng đến não của trẻ.
Kết luận
Trên đây là các thông tin về sức khỏe trẻ nhỏ mà Khỏe 365 chia sẻ đến quý độc giả. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về làm đẹp hơn. Nếu cảm thấy bài viết này hữu ích hãy ấn like ủng hộ báo chúng tôi nhé! Chúc bạn một ngày vui vẻ!