Những điều cần biết về căn bệnh ung thư cổ tử cung 2023

Theo thống kê, 5.000 người mắc mới mỗi năm và có hơn 2.500 trường hợp tử vong, đó là những con số thống kê về bệnh ung thư cổ tử cung, một căn bệnh phụ khoa gặp khá phổ biến ở các chị em phụ nữ và gây ra không ít những ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của các chị em.

Vậy liệu rằng, bạn đã biết gì về căn bệnh này? Bạn hiểu thế nào về ung thư cổ tử cung? Bạn đã biết cách phòng tránh căn bệnh này hay chưa? Nếu như bạn chưa biết hoặc kiến thức của bạn còn quá mơ hồ thì hãy dành vài phút cho những thông tin được chia sẻ trong bài viết sau đây.

Ung thư cổ tử cung là gì?

ung thư cổ tử cung là một căn bệnh phụ khoa gặp khá phổ biến
Ung thư cổ tử cung là tế bào ung thư xuất hiện ở phần nối giữa tử cung và âm đạo

Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh mà tế bào ung thư xuất hiện ở phần nối giữa tử cung và âm đạo của phụ nữ, tế bào khối u xuất hiện có thể xuất phát từ sự phát triển bất thường của các gen tại cổ tử cung của người nữ.

Căn bệnh ung thư này có thể xuất hiện ở bất kì ai ở bất kì độ tuổi nào, tại Việt Nam bệnh thường gặp nhất ở nữ giới từ 15 – 44 tuổi. Theo thống kê cho biết, ung thư cổ tử cung là một trong ba loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ và xếp top đầu nguyên nhân gây tử vong hàng đầu với chị em phụ nữ trên toàn thế giới.

Dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung

Dấu hiệu của bệnh là một trong những căn cứ giúp chúng ta phát hiện ra những bất thường của cơ thể để từ đó nhanh chóng tìm phương pháp khắc phục. Riêng với căn bệnh ung thư cổ tử cung, một căn bệnh xảy ra rất phổ biến ở các chị em phụ nữ thì việc nhận biết các dấu hiệu của bệnh càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Một số dấu hiệu của ung thư cổ tử cung điển hình mà chị em có thể nhận biết bệnh như:

ung thư cổ tử cung là một căn bệnh phụ khoa gặp khá phổ biến
Mệt mỏi, thiếu máu là một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung

Mệt mỏi, thiếu máu:

Ung thư cổ tử xung xuất hiện sẽ làm thay đổi tế bào hồng cầu trong cơ thể, số lượng hồng cầu giảm, tế bào bạch cầu tăng lên, từ đó gây nên tình trạng thiếu máu, lượng máu không đủ cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động và kéo theo đó là tình trạng mệt mỏi, hiệu suất công việc của chị em cũng sẽ không được đảm bảo.

Giảm cân:

Cân nặng sút giảm cũng là một trong những triệu chứng của ung thư cổ tử cung, khi các cơ quan trong cơ thể bị ngưng trệ hoạt động do thiếu máu, chính điều này đã khiến cho chị em chán ăn, cơ thể bị suy nhược và tình trạng giảm cân xuất hiện.

Ngoài ra, khi khối u phát triển, chúng sẽ gia tăng về kích thước và chèn ép vào dạ dày, từ đó khiến chức năng của dạ dày bị ảnh hưởng và khiến cơ thể bị chán ăn dẫn đến sụt cân.

Đau lưng:

Đau lưng là một triệu chứng điển hình của rất nhiều căn bệnh khác nhau, nhưng đối với dấu hiệu đau lưng của bệnh ung thư cổ tử cung thường sẽ gặp ở giai đoạn cuối của bệnh và những cơn đau dữ dội, gia tăng theo thời gian, hoàn toàn không nhẹ nhàng như các căn bệnh khác.

Chu kì kinh nguyệt không đều:

Đây là một dấu hiệu cảnh báo về bệnh phụ khoa ở các chị em phụ nữ. Chu kì kinh nguyệt của chị em sẽ không tuân thủ theo quy luật tự nhiên mà có tháng có, có tháng không, tháng ít, tháng nhiều.

Nếu có dấu hiệu này xảy ra thường xuyên thì bạn nên xem xét, có thể đây là một dấu hiệu cảnh báo về bệnh ung thư cổ tử cung, bởi khi khối u phát triển, nó sẽ làm thay đổi quá trình rụng trứng của chị em.

Chảy máu âm đạo:

Nếu như bạn thấy dấu hiệu chảy máu âm đạo nhưng không vào thời kỳ kinh nguyệt thì hãy nên cẩn thận, có thể do khối u xuất hiện ở cổ tử cung và khiến cho cấu trúc của tử cung bị thay đổi, vì vậy mà vi khuẩn có điều kiện xâm nhập và gây nên tình trạng chảy máu.

Đây là một số những triệu chứng nổi bật của ung thư tử cung, song để có những kết luận chính xác về căn bệnh, tốt nhất chị em nên đi kiểm tra và khám phụ khoa khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu đã được kể ở trên.

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

Nguồn gốc và căn nguyên của căn bệnh này là do biến đổi quá trình phát triển của gen gây nên, song không phải tự nhiên mà quá trình phát triển của gen bị thay đổi, lý do đến từ chính những tác nhân ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp, đây chính là những nguyên nhân gây nên căn bệnh này. Vậy nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung là gì?

ung thư cổ tử cung là một căn bệnh phụ khoa gặp khá phổ biến
Virus HPV là một trong những nguyên nhân chính gây nên ung thư cổ tử cung

Virus HPV:

Đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên ung thư cổ tử cung, bạn cũng nên lưu ý một điều rằng, virus này có tới hơn 100 loại khác nhau và mỗi loại có một mức độ ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe. Virus gây bệnh ung thư cổ tử cung chỉ là một loại trong HPV.

Quan hệ tình dục sớm và với nhiều người:

Virus HPV là một loại virus có thể lây lan qua đường tình dục. Nếu như quan hệ tình dục quá sớm hoặc quan hệ với quá nhiều người sẽ làm tăng tỷ lệ mắc phải ung thư cổ tử cung. Chính vì vậy, đây cũng được xem là một nguyên nhân gây nên căn bệnh ung thư ở cổ tử cung.

Hệ miễn dịch yếu:

Các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài vẫn luôn cho rình rập ở xung quanh cơ thể của chúng ta, chỉ cần hệ thống miễn dịch của cơ thể bị yếu thì các tác nhân này sẽ dễ dàng xâm nhập và gây nên căn bệnh.

Sinh con khi còn ít tuổi:

Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra được rằng, sinh con trước 17 tuổi sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Bởi lúc này, cơ quan sinh dục của người nữ vẫn chưa phát triển toàn diện, cùng với đó là các kiến thức về vấn đề vệ sinh vùng kín vẫn chưa được nhận thức rõ. Đây chính là lý do đưa chị em đến với căn bệnh ung thư.

Lạm dụng thuốc tránh thai:

Rất nhiều chị em hiện nay đang lạm dụng thuốc tránh thai để sử dụng nhằm tránh mang thai ngoài ý muốn. Nhưng chị em lại không lường trước được những tác dụng phụ mà các loại thuốc này mang lại. Những tác dụng phụ của thuốc tránh thai có thể sẽ là nguyên nhân khiến chị em rất dễ mắc phải ung thư cổ tử cung.

Đã từng mắc các bệnh về tình dục:

Theo cảnh báo của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Y Nam Carolina thì với những người đã mắc phải các căn bệnh tình dục cần thận trọng và cảnh giác đối với ung thư cổ tử cung, bởi với những tổn thương đã gặp phải, cơ quan sinh dục sức khỏe sẽ khá yếu và rất dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công.

Căng thẳng và mệt mỏi kéo dài:

Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trung tâm Ung thư Fox Chase cũng đã cho biết việc phụ nữ thường xuyên phải gánh chịu những ức chế thần kinh, căng thẳng đầu óc và mệt mỏi sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải ung thư cổ tử cung.

Chính vì vậy, để phòng ngừa căn bệnh ung thư cổ tử cung, bạn cần phải tránh xa những nguyên nhân gây bệnh đã được đề cập đến ở trên. Chắc chắn rằng, nếu bạn có ý thức trong việc chăm sóc sức khỏe thì những tác nhân gây bệnh sẽ khó có thể mà xâm nhập và tấn công cơ thể của bạn.

Các giai đoạn phát triển của ung thư cổ tử cung

ung thư cổ tử cung là một căn bệnh phụ khoa gặp khá phổ biến
Các giai đoạn phát triển của ung thư cổ tử cung

Theo sự phát triển của tế bào khối u và những ảnh hưởng mà căn bệnh gây nên, người ta chia bệnh thành 4 giai đoạn phát triển với những đặc điểm cụ thể như sau:

Giai đoạn 1:

Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu hay còn gọi là giai đoạn nhiễm virus HPV. Ở giai đoạn này người bệnh mới chỉ nhiễm tác nhân gây bệnh khiến cho tế bào ở tử cung phát triển không bình thường, đây chính là nguồn gốc phát sinh căn bệnh.

Giai đoạn 2:

Giai đoạn này được gọi là giai đoạn tiền ung thư. Thời gian cho giai đoạn phát triển này kéo dài 5 – 10 năm, tế bào ung thư vẫn chưa được hình thành. Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 là giai đoạn tác nhân gây bệnh phát triển và gây nên những tổn thương cho cổ tử cung.

Nếu như ở giai đoạn 2, người bệnh phát hiện được những bất thường ở tử cung thì hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp điều trị để ngăn chặn sự hình thành và  phát triển của căn bệnh.

Giai đoạn 3:

Khi căn bệnh đã ở giai đoạn này thì tế bào ung thư đã bắt đầu xuất hiện và phát triển. Ở giai đoạn này khả năng điều trị bệnh vẫn có tỷ lệ rất cao, song người bệnh thường không nhận ra sự xuất hiện của tế bào ung thư ở bên trong cơ thể. Cũng chính vì lý do này mà tế bào ung thư thường có cơ hội để phát triển mạnh hơn.

Phương pháp được các bác sĩ sử dụng trong giai đoạn này là cắt tử cung hoặc nạo vét các hạch, xạ trị và hóa trị. Tùy vào vị trí phát triển của tế bào khối u cũng như kích thước của khối u như thế nào mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cụ thể.

Giai đoạn 4:

Tế bào ung thư ở cổ tử cung đã bắt đầu di căn đến các bộ phận khác ở trên cơ thể. Đây là giai đoạn phát triển cao nhất của bệnh và đây cũng là giai đoạn nguy hiểm nhất.

Ở giai đoạn 4, khi khối u đã di căn đến các cơ quan lân cận khác ở xung quanh, người bệnh sẽ gánh chịu khá nhiều những ảnh hưởng nghiêm trọng từ căn bệnh này và các phương pháp điều trị được sử dụng chỉ có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, đồng thời hạn chế những ảnh hưởng từ căn bệnh.

Phụ nữ thời kỳ sau mãn kinh bệnh rất dễ tiến triển đến giai đoạn này, sẽ nhanh hơn ở những người bình thường. Mặc dù là giai đoạn cuối của bệnh nhưng người bệnh cũng không nên bỏ mặc mà nên thực hiện các biện pháp điều trị để có thể kéo dài được thời gian sống, từ đó có thể làm và thực hiện những việc còn dang dở.

Ung thư cổ tử cung có nguy hiểm hay không?

Đây là một vấn đề mà rất nhiều người bệnh quan tâm, bởi câu trả lời của câu hỏi này sẽ giúp người bệnh nhận thức rõ hơn về bệnh cũng như có ý thức hơn trong việc phòng tránh, điều trị bệnh.

Có lẽ nhiều người cũng biết, hầu hết những người bệnh ung thư cổ tử cung hiện nay đều chỉ nhận biết sự xuất hiện của căn bệnh khi bệnh đã ở giai đoạn cuối, lúc này khả năng điều trị bệnh sẽ rất thấp và người bệnh lúc này với những ảnh hưởng từ căn bệnh khá mệt mỏi, ăn uống không được đảm bảo nên rất dễ kéo sức khỏe tụt dốc nghiêm trọng. Đây cũng chính là lý do đẩy tỷ lệ tử vong vì căn bệnh này tăng cao.

Còn vấn đề hậu quả mà căn bệnh để lại thì chắc một số chị em cũng đã biết, các căn bệnh phụ khoa xuất hiện thường sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của các chị em.

Nếu chị em mắc phải ung thư cổ tử cung thì khả năng có con là rất thấp, thậm chí là vô sinh. Ngoài ra, khi tế bào ung thư phát triển mạnh, chúng sẽ di căn đến các tế bào lành lặn xung quanh đó và lặp lại quy trình phát triển như khi xuất hiện ở cổ tử cung.

Chính vì vậy, bệnh ung thư cổ tử cung không dừng lại ở việc là gây ảnh hưởng đến các cổ tử cung mà nó còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác xung quanh đó.

Điều trị bệnh ung thư cổ tử cung

Chúng ta sẽ điều trị bênh theo từng giai đoạn mắc bệnh cụ thể, tốt nhất để đạt được hiệu quả trong chữa trị, người bệnh nên thực hiện điều trị theo chỉ dẫn của của bác sĩ và nên kiểm tra, thăm khám cụ thể trước khi điều trị.

Để điều trị ung thư cổ tử cung, chúng ta cũng sẽ có 3 phương pháp được sử dụng đó là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị:

Phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật:

Khi ung thư cổ tử cung được phát hiện ở giai đoạn sớm, giai đoạn tế bào ung thư chưa phát triển quá mạnh và chưa xuất hiện sự di căn, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định làm phẫu thuật để loại bỏ tế bào ung thư. Đối với phương pháp phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt hình nón, sử dụng laser để phẫu thuật, cắt bằng vòng dây điện hoặc phẫu thuật lạnh.

Phương pháp này được đánh giá rất cao về hiệu quả đem lại, hầu hết những người bệnh khi thực hiện phương pháp này tỷ lệ sống sau 5 năm là rất cao.

Phương pháp hóa trị

Hóa trị:

Phương pháp này sẽ sử dụng các hóa chất để tác động trực tiếp vào tế bào khối u, làm giảm kích thước và hạn chế sự phát triển của khối u. Phương pháp này thường được sử dụng khi kích thước của khối u quá lớn không thể phẫu thuật cắt bỏ được hoặc được sử dụng kết với với phẫu thuật để tăng hiệu quả trong điều trị.

Phương pháp xạ trị

Xạ trị:

Đây là phương pháp được sử dụng để làm giảm những triệu chứng của bệnh ở giai đoạn muộn, khi mà tế bào ung thư đã phát triển quá mạnh và người bệnh không thể thực hiện được phẫu thuật. Ngoài ra, xạ trị còn được tiến hành trước hoặc sau phẫu thuật để giúp phẫu thuật có được hiệu quả cao hơn.

Với những phương pháp điều trị này, xạ trị và hóa trị là những phương pháp để lại tác dụng phụ và phải thực hiện điều trị theo định kì với sự chỉ dẫn của bác sĩ. Trong quá trình thực hiện các biện pháp điều trị, chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Chính vì vậy mà trước khi điều trị bệnh, người bệnh cần xác định rõ tư tưởng, tránh bỏ cuộc giữa chừng.

Ngoài những phương pháp điều trị được kể ở trên thì người bệnh có thể sử dụng thêm các bài thuốc Đông y từ thảo dược thiên nhiên để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại những ảnh hưởng của căn bệnh, để từ đó kéo dài thời gian sống của người bệnh.

Ung thư cổ tử cung có chữa được hay không và sống được bao lâu?

Ung thư cổ tử cung có chữa được không

Cũng như các căn bệnh ung thư khác, ung thư cổ tử cung có thể điều trị được hoàn toàn khi căn bệnh ở giai đoạn đầu, còn khi bệnh đã ở giai đoạn sau thì các phương pháp điều trị chỉ có thể ngăn chặn sự phát triển của các tế bào khối u và giúp cơ thể hạn chế được những ảnh hưởng từ bệnh.

Nếu như căn bệnh ung thư cổ tử cung không được chữa trị khỏi thì khả năng sinh con của chị em sẽ bị ảnh hưởng, chính những ảnh hưởng từ căn bệnh sẽ tác động vào quá trình rụng trứng và thụ thai.

Chính vì vậy, phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm để thực hiện các biện pháp chữa trị kịp thời sẽ là điều rất tốt cho người bệnh, song điều này chỉ có thể đạt được khi người bệnh biết quan tâm và chăm sóc sức khỏe của bản thân, nghĩa là phát hiện được những triệu chứng bất thường của cơ thể và đi khám ngay hoặc duy trì thói quen đi khám sức khỏe định kì hàng năm.

Ung thư cổ tử cung có thể sống được bao lâu

Về vấn đề thời gian sống của người bệnh ung thư cổ tử cung sẽ căn cứ dựa vào mốc 5 năm, tỷ lệ sống trên 5 năm sẽ tỷ lệ nghịch với mức độ của bệnh, nghĩa là căn bệnh càng nặng thì thời gian sống của người bệnh càng giảm xuống.

Tỷ lệ sống sau 5 năm của từng giai đoạn cụ thể là giai đoạn 1 là 93%, giai đoạn 2 là 58%, giai đoạn 3 là 32% và giai đoạn 4 là 15%.

Đây chỉ là tỷ lệ mang tính chất tương đối, người bệnh có thể sống dài hoặc ngắn hơn, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân của người bệnh. Nếu người bệnh có một tâm lý thoải mái với căn bệnh, thực hiện tốt theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ đưa ra, đồng thời có một chế độ ăn uống và tập luyện thể dục đều đặn thì thời gian sống của người bệnh sẽ kéo dài hơn rất nhiều.

Chính vì vậy, vấn đề chữa trị khỏi căn bệnh ung thư cổ tử cung và thời gian sống của người bệnh phụ thuộc vào chính bản thân người bệnh, đây là điều mà người bệnh cần phải chú ý để biết cách chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung được xem là một phương pháp được sử dụng để chuẩn đoán và xác định chính xác căn bệnh. Theo lời khuyên của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, chị em nên thực hiện xét nghiệm định kì để tránh các tác nhân gây bệnh có điều kiện phát triển và tấn công đến cổ tử cung.

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm tế bào ở cổ tử cung. Các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện theo các chỉ dẫn được đưa ra để lấy mẫu tế bào ở cổ tử cung và tiến hành quan sát dưới kính hiển vi để xác định những dấu hiệu bất thường.

Khi thực hiện xét nghiệm này, chị em có thể sẽ cảm thấy khó chịu và rất e ngại, nhưng vì mục đích bảo vệ sức khỏe và phòng tránh căn bệnh, chi em nên thực hiện sớm, theo định kì.

Chị em có thể xét nghiệm ung thư ở cổ tử cung tại các bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa, để đảm bảo kết quả xét nghiệm, người bệnh nên thực hiện xét nghiệm ở các bệnh viện hoặc phòng khám có uy tín và chất lượng trong ngành y học.

Tầm soát ung thư cổ tử cung

Trước số lượng người mắc bệnh đang ngày càng tăng cao như hiện nay, các bác sĩ khuyên chị em nên đi làm tầm soát ung thư cổ tử cung theo định kì, độ tuổi nên đi làm tầm soát là 21 tuổi.

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung được đề cập ở trên cũng chính là thực hiện tầm soát ung thư. Theo như chỉ dẫn được đưa ra, chị em nên thực hiện tầm soát bệnh 3 – 5 năm/lần.

Nếu chị em thường xuyên cập nhật các thông tin về sức khỏe, đặc biệt là các thông tin về căn bệnh ung thư cổ tử cung sẽ biết được một số cơ sở y tế có triển khai làm tầm soát ung thư cổ tử cung miễn phí, song sẽ không quá nhiều.

Người bệnh ung thư cổ tử cung nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Rất ít người bệnh ung thư chú ý đến chế độ ăn uống, trong khi đó chế độ ăn uống lại rất quan trọng đối với người bệnh, một chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp người bệnh duy trì được một sức khỏe tốt và thời gian sống có thể kéo dài.

Đối với bệnh ung thư cổ tử cung, người bệnh cũng cần lưu ý vấn đề nên ăn thực phẩm gì và kiêng ăn thực phẩm gì?

Các thực phẩm người bệnh cổ tử cung nên hạn chế

Thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh, đồ ăn cay nóng, đồ ăn chế biến bằng các phương pháp hun khói, chiên rán, ngâm, muối, nướng, các đồ uống chứa chất kích thích,…

Các thực phẩm khuyên dùng cho người bệnh ung thư cổ tử cung

Các thực phẩm người bệnh nên sử dụng:

Sữa, các sản phẩm từ sữa, thịt nạc, thịt trắng, trái cây, rau xanh, các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa đơn, các loại hạt giàu dưỡng chất như hạt dẻ, đậu nành, hạnh nhân,…

Chú ý

Các thực phẩm sử dụng cần được làm sạch, chế biến sạch sẽ và được nấu chính trước khi sử dụng.

Người bệnh nên đảm bảo số lượng bữa ăn và các thực phẩm sử dụng trong từng bữa.

Người bệnh có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để đảm bảo khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể, đồng thời tránh gây áp lực cho cơ thể trong việc thực hiện các chức năng.

Phòng tránh ung thư cổ tử cung

Đứng trước thực trạng và diễn biến của căn ung thư cổ tử cung như hiện nay, chị em chúng ta – những người khỏe mạnh nên tự biết cách bảo vệ mình bằng việc duy trì một lối sống khoa học và hợp lý hàng ngày.

Tiêm vắc xin là một trong những biện pháp phòng bệnh hiệu quả
Tiêm vắc xin là một trong những biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Tiêm vắc xin phòng bệnh:

hiện nay đã có vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung, chị em có thể tiêm vắc xin để phòng tránh căn bệnh này. Nếu muốn tiêm vắc xin phòng bệnh, bạn có thể đến các trung tâm y tế có cung cấp dịch vụ tiêm chủng để tiêm.

Chế độ ăn uống hợp lý:

Chế độ ăn uống cũng đóng góp khá nhiều vào việc duy trì sự khỏe mạnh cho sức khỏe. Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp mỗi người tăng cường được sức đề kháng và khả năng chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.

Cung cấp đầy đủ Vitamin

Để phòng tránh ung thư cổ tử cung, thực đơn ăn uống hàng ngày của người bệnh cần đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất, đặc biệt là vitamin E, A, C, canxi, bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất chống oxi hóa để loại bỏ các gốc tự do tích tụ, phát triển và gây bệnh.

Ngoài ra, chị em có thể sử dụng một số thực phẩm có tác dụng chống ung thư như gừng, tỏi, chuối, nghệ, rau cải, trà xanh,…. Nên đa dạng các thực phẩm sử dụng hàng ngày để đảm bảo được nguồn dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe.

Nghỉ ngơi và vận động cách hợp lý:

Một đầu óc và tinh thần thoải mái, lạc quan và vui vẻ sẽ giúp người bệnh rất nhiều trong việc duy trì một sức khỏe tốt. Đa số các căn bệnh xuất hiện ở cơ thể đều có nguyên nhân xuất phát từ tình trạng căng thẳng và mệt mỏi kéo dài.

Ngoài ra, chị em cần phải quan hệ tình dục an toàn, cẩn thận, hạn chế sử dụng thuốc tránh thai; sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn; không sử dụng thuốc lá hoặc tiếp xúc quá nhiều với khói thuốc; không sử dụng các chất kích thích; thực hiện việc vệ sinh vùng kín cẩn thận, đặc biệt là thời kỳ kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ tình dục, quá trình sinh nở;..

Tác nhân gây bệnh vẫn luôn rình rập xung quanh cuộc sống của chúng ta, nếu như không tự biết bảo vệ mình chúng ta sẽ khó có thể tránh được những tác nhân gây bệnh.

Kết luận

Mong rằng với những thông tin chia sẻ của Khỏe 365 ở trên về căn bệnh ung thư cổ tử cung, phần nào bạn cũng nắm bắt được những thông tin cơ bản về bệnh để từ đó đưa ra một biện pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân tốt hơn, trước hết là phòng tránh lại căn bệnh ung thư cổ tử cung.

Giới thiệu: Minh Quỳnh

Minh Quỳnh là người sáng lập và là chủ sở hữu của trang Khoe365 Việt Nam. Tôi là bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình trực thuộc bệnh viện đa khoa Quốc Tế Vinmec, trực tiếp phẫu thuật nhiều trường hợp bệnh lý khác nhau. Blog này nhằm chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về chẩn đoán, điều trị bệnh, tư vấn sức khỏe và kinh nghiệm đời sống, làm đẹp

Bình luận bài viết này

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim