Chế độ ăn uống hàng ngày liên quan mật thiết đến việc hình thành và phát triển của sỏi thận. Vậy người bệnh sỏi thận không nên ăn gì để tránh sỏi thận to ra phải mổ? Hãy cùng Khỏe 365 tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé
Mục lục:
Bệnh sỏi thận là gì?
Sỏi thận là bệnh về đường tiết niệu phổ biến, theo thống kê có khoảng 3% dân số Việt Nam bị mắc sỏi thận thường ở độ tuổi 35 -55 tuổi, nam mắc nhiều hơn nữ. Phó giáo sư Nguyễn Văn Ân có phân tích rằng: “Nước ta có khí hậu nhiệt đới, thời tiết nóng, người lao động ngoài trời đổ mồ hôi nhiều, nước tiểu cô đặc thành sỏi nên tỷ lệ mắc bệnh cao”.
Những con số còn cho thấy số lượng người mắc bệnh sỏi thận đang có xu hướng ra tăng và trẻ hóa lên.
Bệnh nhân sỏi thận không nên ăn gì?
Trong số các loại sỏi thận thì sỏi canxi chiếm số lượng nhiều nhất, cũng là loại sỏi phổ biến nhất (chiếm khoảng 80-90%). Nhiều người đã có quan niệm sai lầm rằng, sỏi thận hình thành do lượng canxi dư thừa trong cơ thể, chính vì thế mà nghĩ rằng chỉ cần cắt canxi thì sẽ không bị sỏi thận.
Tuy nhiên, đáng tiếc cách làm ấy hoàn toàn sai lầm, việc không cung cấp đủ canxi cho cơ thể có thể khiến xương bị loãng, bên cạnh đó cơ thể không có đủ canxi để trung hòa oxalat, từ đó khiến lượng oxalat tăng lên không tốt cho người bệnh sỏi thận.
Vậy người bị sỏi thận nên kiêng gì để tránh hình thành và phát triển sỏi thận mà không gây ảnh hưởng đến cơ thể.
Thịt động vật:
Thịt động vật có chứa nhiều protein, đặc biệt là các loại thịt đỏ, việc ăn nhiều thịt sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận và làm bệnh ngày càng xấu đi. Bởi lượng protein trong thịt động vật có thể kích thích làm tăng lượng oxalate, đây là nguyên nhân dẫn đến sỏi thận.
Bạn có thể thay bằng các thực phẩm khác như cá, tuy nhiên cũng không nên ăn quá nhiều, chỉ ăn để tránh thiếu chất.
Rau quả có chứa nhiều oxalat:
Oxalat là chất có thể gây hình thành sỏi thận, chính vì vậy việc ăn nhiều rau có chứa oxalat sẽ chính là tác nhân gây ra sỏi thận. Những loại rau chứa nhiều oxalat như: củ cải đỏ, rau muống, dưa chuột, măng tây, quả me, dâu tây, các loại đậu,… trong đó nhiều nhất là ở trong rau bina.
Nếu vẫn muốn ăn những loại thực phẩm trên bạn có thể bổ sung thêm canxi cho cơ thể để trung hòa.
Dừng ngay thói quen ăn mặn:
Nếu bạn có thói quen ăn mặn thì hãy ngừng ngay, việc ăn mặn sẽ khiến lượng muối natri trong cơ thể lên cao, mà natri sẽ khiến cơ thể giữ nước, khi đó thận sẽ không thể đào thải lượng natri dư thừa ra khỏi cơ thể. Lâu dần nó sẽ làm tăng lượng canxi trong thận và giảm nồng độ chất ức chế sỏi thận (citrate) làm tăng nguy cơ hình thành thêm những viên sỏi.
Không chỉ gây áp lực cho thận, ăn mặn còn có thể khiến bạn bị tăng huyết áp, đột quỵ, suy tim và những bệnh thường gặp ở tuổi già.
Thực phẩm khô:
Một thực phẩm nữa nằm trong danh sách những thực phẩm không nên ăn đối với người bị sỏi thận. Những thực phẩm khô không chất bảo quản, cá khô, tôm khô, hải sản ướp sẵn có chứa nhiều muối và chất purin có nguy cơ gây nên sỏi thận rất lớn.
Vậy nên bạn hãy liệt nó vào danh sách những thực phẩm “CẤM” đối với người bị sỏi thận đi nhé.
Nội tạng động vật:
Mặc dù biết nội tạng động vật không tốt, có thể tiềm ẩn nhiều vi khuẩn, giun sán,… tuy nhiên vẫn có nhiều người không từ bỏ được thói quen ăn loại thực phẩm này.
Nội tạng động vật không chỉ chứa nhiều vi khuẩn, giun sán,… mà còn có chứa chất purin – hợp chất có khả năng làm tăng lượng axit uric trong nước tiểu khiến sỏi thận hình thành.
Đồ ngọt:
Không ăn đồ quá mặn và với đồ ngọt cũng vậy, với lượng đường quá nhiều sẽ khiến tăng lượng insulin, canxi lắng đọng lại bên trong thận mà không đào thải hết ra ngoài được, ngoài ra, fluctose và sucrose trong đồ ngọt cũng làm tăng nguy cơ sỏi thận.
Chính vì vậy bạn cần phải hạn chế đồ ngọt như bánh ngọt, mật ong, kẹo, bánh, nước giải khát,…
Dược phẩm bổ sung canxi:
Nhiều người bị thiếu canxi lựa chọn thuốc để bổ sung canxi nhanh nhất, tuy nhiên cách này không nên dùng đối với người bị sỏi thận, bởi khi bạn bị sỏi thận, thận yếu, sẽ không thể lọc được các chất độc cũng như canxi trong cơ thể, nếu bạn cứ bổ sung canxi sẽ khiến lượng canxi tích tụ trong thận tăng thêm, từ đó tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
Trà và cà phê:
Trà đặc và cà phê sẽ ngăn cơ thể hấp thụ canxi từ đó canxi thải qua đường tiết niệu sẽ tăng cao từ đó khiến nguy cơ hình thành sỏi thận cao hơn, caffeine có trong cà phê giúp lợi tiểu, tuy nhiên lại khiến cơ thể mất nước và thận không thể lọc sạch được các chất thải, tạo cơ hội khoáng chất dư thừa lắng cặn lại.
Thực phẩm giàu vitamin C:
Vitamin C khi vào trong cơ thể sẽ chuyển hóa thành oxalate không tốt cho hoạt động bài tiết của thận, chính vì vậy nếu được chuẩn đoán có sỏi thận thì bạn nên hạn chế bổ sung vitamin C kể cả bổ sung qua thực phẩm chức năng.
Rượu, bia và thuốc lá:
Rượu bia có thể gây sỏi thận bởi vì trong rượu có chứa purin, một hợp chất có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Không chỉ không tốt cho thận, rượu bia còn không tốt cho những bộ phận khác trên cơ thể.
Thuốc lá có chứa các chất kích thích gây hại cho cơ thể, không những thế còn gây ảnh hưởng đến chức năng đào thải độc tố của thận. Chính vì vậy, lời khuyên cho bạn là nên bỏ hẳn chúng để tốt cho sức khỏe của chính mình.
Trên đây là những thực phẩm không nên ăn đối với người bị bệnh sỏi thận, nếu bạn vẫn đang sử dụng chúng thì hãy dừng ngay để những viên sỏi không có cơ hội phát triển. Chúc bạn luôn mạnh khỏe.
Những lưu ý về chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận
Bệnh nhân bị bệnh sỏi thận nên tuân thủ một chế độ ăn phù hợp để giảm nguy cơ tăng kích thước sỏi thận và ngăn ngừa các biến chứng. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn cho bệnh nhân sỏi thận:
- Uống đủ nước: Hạn chế mất nước và duy trì lượng nước đủ hàng ngày để giúp giảm nồng độ các chất gây sỏi trong nước tiểu.
- Giới hạn sodium: Hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu natri như thực phẩm chế biến, món ăn nhanh, gia vị có natri cao. Natri có thể gây tăng nồng độ canxi và các chất khác trong nước tiểu, dẫn đến sự hình thành sỏi thận.
- Kiểm soát protein: Đối với những người có sỏi urat, giới hạn tiêu thụ thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, hải sản, nội tạng, bia và rượu.
- Tăng cường chất xơ: Ăn nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt có chứa chất xơ giúp giảm hấp thụ oxalate và canxi trong ruột.
- Hạn chế oxalate: Giảm tiêu thụ thực phẩm giàu oxalate như cà chua, cà rốt, củ cải, rau cải, chocolate, cacao và đậu phộng.
- Tùy chỉnh canxi: Tránh quá mức tiêu thụ canxi từ thực phẩm hoặc bổ sung canxi nếu khuyến nghị bởi bác sĩ.
- Theo dõi cân nặng: Đối với những người béo phì, giảm cân một cách an toàn và duy trì cân nặng lành mạnh để giảm nguy cơ tái phát sỏi thận.
>>> tham khảo Bật mí 5 TUYỆT CHIÊU trị sỏi thận dân gian hiệu quả
Kết luận
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng điều quan trọng nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chính xác và phù hợp với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.