Mất ngủ là hiện tượng khá phổ biến hiện nay, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, mất tập trung, để lâu dài sẽ biến chứng sang các bệnh khác mà chúng ta không thể kiểm soát được. Vậy những biến chứng đó là gì. Hãy cùng tìm hiểu!
Contents
NGUYÊN NHÂN KHIẾN MẤT NGỦ ĐEO BÁM BẠN?
1. Stress, căng thẳng

Theo tổ chức sleep Foundation cho biết những mối bận tâm về học tập, gia đình, những vấn đề tình cảm khiến não bộ hoạt động nhiều suy nghĩ nhiều, gây stress, khiến bạn khó ngủ, mất ngủ.
2. Thay đổi lịch trình làm việc, sinh hoạt khiến bạn bị mất ngủ
Một trong những nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ là thay đổi lịch trình làm việc, đi du lịch, khiến nhịp sinh học bị thay đổi, gây ra chứng mất ngủ.
3. Ăn quá nhiều đồ ăn vào buổi tối
Việc ăn nhiều thức ăn vào buổi tối sẽ khiến hệ tiêu hóa trở nên khó khăn, nặng nề hơn, cơ thể sẽ cảm thấy không thoải mái, khiến người bệnh khó vào giấc ngủ hơn, cứ trằn trọc mãi không vào giấc ngủ được.
Một số trường hợp là do chứng ợ nóng, axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, khiến não bộ tỉnh táo hơn, tinh thần không được thư giãn, nên không chìm vào giấc ngủ.
4. Sử dụng các chất kích thích khiến chứng mất ngủ đeo bám
Những chất kích thích như rượu, bia, cafe, sẽ giúp bạn tỉnh táo làm việc hiệu quả, nhưng tuy nhiên vào ban đêm nó lại khiến bạn trở nên mất ngủ, khó vào giấc ngủ.
5. Phòng ngủ lộn xộn, không thoải mái
Nếu căn phòng của bạn là một mới lộn xộn nào là sách vở, quần áo chắc chắn một điều là sẽ khiến bạn khó thể vào giấc ngủ hơn bình thường.

Theo các chuyên gia cho hay, nếu muốn có một giấc ngủ ngon thì phòng ngủ phải luôn sạch sẽ, thoải mái. Vì như vậy mới giúp thư giãn não bộ, dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
6. Do tuổi tác
Khi tuổi tác ngày càng cao thì sẽ gặp vấn đề đó là khó ngủ, nhạy cảm với các tiếng động nhỏ. Thường có xu hướng ngủ muộn vào ban đêm và thức dậy sớm vào ban ngày
NHỮNG TÁC HẠI CỦA CHỨNG MẤT NGỦ MÀ BẠN KHÔNG HỀ HAY BIẾT
Nếu chứng mất ngủ diễn ra thường xuyên sẽ gây ra những nguy hiểm mà bạn không lường tới. Dưới đây là một số tác hại nguy hiểm mà mất ngủ gây ra
1. Mất ngủ khiến bạn bị trầm cảm
Hiện nay có rất nhiều trường hợp bị trầm cảm do thiếu ngủ, mất ngủ. Lí do là não bộ bị rối loạn, các điều tiết của cơ thể bị lệch, diễn ra không đúng cách nó diễn ra.

Ngoài ra mất ngủ còn khiến con người nghĩ nhiều hơn, chất xám, khả năng phân tích bị giảm, dễ cáu gắt, nổi giận. Nếu tình trạng này kéo dài bạn rất dễ bị trầm cảm đó nha. Chính vì thế hãy yêu thương bản thân mình, đi ngủ đúng giấc, giờ, để não bộ không bị ảnh hưởng và mắc thêm nhiều bệnh vào người.
2. Mất ngủ khiến hoạt động của hệ tiêu hóa giảm
Việc thức khuya, sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học, gây hại cho hệ tiêu hóa, khó tiêu, mệt mỏi. Nếu thường xuyên làm việc vào ban đêm sẽ rất dễ bị mắc u xơ ruột.
Ngoài ra mất ngủ kéo dài còn gây ra béo phì, bệnh tiểu đường, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và dễ gặp bệnh tật.
3. Nguy cơ tai biến cao hơn khi bị mất ngủ

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người ngủ đủ giấc, thậm trí mất ngủ còn có khả năng đột quỵ cao hơn cả khi bị tiểu đường, hay tăng huyết áp.
Chính vì vậy bạn hãy quan tâm đến giấc ngủ của mình để không phải hối tiếc.
4. Mất ngủ sẽ tăng khả năng bị ung thư lên gấp nhiều lần
Ngủ ít, thiếu ngủ là nguyên nhân gia tăng ung thư ở con người. Theo nghiên cứu trên tờ Ung thư của Anh năm 2008 cho hay phụ nữ ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày sẽ dễ mắc phải ung thư vú, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sắc đẹp của người phụ nữ.
Tuy rằng cơ chế sinh học không rõ, nhưng nếu bị thiếu ngủ sẽ diễn ra nhiều xung đột cho cơ thể, tình trạng viêm sưng tác động đến hệ miễn dịch, lâu dần sẽ gây ra ung thư.
5. Các bệnh về tim mạch sẽ dễ gặp khi bạn bị chứng mất ngủ

Bạn có biết rằng giấc ngủ ngắn, hoặc ngủ không được trọn giấc sẽ tăng nguy cơ mắc tim mạch của bạn lên không? Một cuộc nghiên cứu ở tờ báo Châu Âu đã chỉ ra rằng người ngủ ít hơn 6 tiếng thì tới 48% là dễ phát triển tim mạch, tăng huyết áp và nhiều vấn đề khác.
Chứng mất ngủ rất nguy hiểm. Nếu bạn không khắc phục,, nó sẽ khiến bạn phải khổ sở. Hãy chỉnh sửa những thói quen thường ngày của bạn để có một giấc ngủ ngon sâu hơn.
Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên sẽ giúp bạn hiểu và biết yêu giấc ngủ của mình hơn, để không phải là sự muộn màng.