Trong cuộc sống hàng ngày, có nhiều loại cây cỏ thiên nhiên mang nhiều công dụng y học chữa bệnh ngoài da hữu ích nhất là điều trị bệnh ung nhọt, rất dễ chế biến và hiệu quả

Vậy, tác dụng chữa bệnh ngoài da từ cây cỏ dân gian có thực sự hiệu nghiệm? Hãy cùng Khỏe 365 chia sẻ thông tin về đặc tính, công dụng và cách sử dụng các cây cỏ thiên nhiên cho đạt hiệu quả trông thấy nhé.

Chữa ung nhọt bằng rau mùi tây

Chữa ung nhọt bằng rau mùi tây rất tốt
Chữa ung nhọt bằng rau mùi tây rất tốt
Bước 1: Để chế biến thuốc trị ung nhọt, chúng ta hãy lấy cối giã nhuyễn các lá rau mùi tây. Trong khi giã nên bỏ thêm ít nước sạch đun sôi để nguội để tạo nên một  hỗn hợp dịch sánh. Dùng dịch sánh này để trực tiếp thoa lên vết ung nhọt, vừa xoa vừa ấn nhẹ (không quá mạnh để không bị đau).
Bước 2: Dùng vải mùng sạch để quấn vết ung nhọt trong khoảng 15 phút để hạn chế dịch chảy ra ngoài. Sau đó xem vết ung nhọt đã mềm chưa, nếu đã mềm rồi, có thể lấy cùi của mụn nhọt ra ngoài, nếu còn cứng thì tiếp tục dùng dịch này để thoa và cột vết thương bằng vải mùng 15 phút nữa.
Bước 3: Tiếp đó, dùng vải mùng sạch này và nước ấm rửa vết nhọt rồi lấy băng keo cá nhân dán lại cho đến khi vết nhọt được lành. Thay băng keo dán này mỗi ngày 2 lần.
Bước 4:  Để có hiệu quả trị liệu cao, nên ép tỏi, chanh, hành lấy dịch thay cho việc dùng nước khi giã lá mùi tây.

Tác dụng chữa bệnh ngoài da từ cây cỏ

Nếu bé nhà bạn bị rôm sảy, có thể dùng 2-3 quả mướp đắng đem đi nấu nước tắm cho bé mỗi ngày. Các nốt rôm đáng ghét sẽ dần biến mất.
Trong mùa nóng, nhiệt độ tăng khiến cơ thể thường bị đổ nhiều mồ hôi, gây mẩn ngứa, rôm sảy, khi gãi dễ gây sây sát, sinh mụn nhọt. Sau đây là vài vị thuốc và 06 bài thuốc trị bệnh ngoài da hiệu quả:
  • 1 Lá đào chữa chốc đầu trẻ em

Lá đào chữa chốc đầu cho trẻ em hiệu quả
Lá đào chữa chốc đầu cho trẻ em hiệu quả
  • Dùng lá đào để nấu nước gội đầu thường xuyên, rồi giã nát quả với hạt mướp đắng để bôi.

    2. Rau má chữa rôm sảy, mẩn ngứa

    Rau má trị rôm sảy hiệu nghiệm
    Rau má trị rôm sảy hiệu nghiệm

    Hằng ngày bạn hãy ăn rau má trộn cùng với dầu giấm, hoặc dùng rau má tươi, đem đi rửa sạch và giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm đường để uống.

    3. Sài đất có tác dụng chữa bệnh ngoài da như trị rôm sảy, viêm tấy, mụn nhọt

    Sài đất trị rôm sảy, viêm tấy, mụn nhọt cho da rất tốt
    Sài đất trị rôm sảy, viêm tấy, mụn nhọt cho da rất tốt

    Dùng 300 g sài đất tươi nấu với nước dùng để tắm. Hoặc dùng 100 g sài đất tươi rửa sạch đem giã với ít muối, thêm vào đó 100 ml nước đun sôi để nguội rồi vắt lấy nước cốt, uống mỗi ngày 2-3 lần trong ngày.

    Bã lá dùng để đắp vào chỗ sưng tấy.

    4 Sắn dây chữa rôm

    Sắn dây có tính mát, thanh nhiệt, giải độc, giảm nhiệt, đỡ rôm sảy
    Sắn dây có tính mát, thanh nhiệt, giải độc, giảm nhiệt, đỡ rôm sảy

    Bột lọc sắn dây dùng để pha với nước uống cùng đường cho mát, thanh nhiệt, giải độc, giảm nhiệt, đỡ rôm sảy.

    5 Đậu đen chữa dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt

    Đậu đen chữa dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt
    Đậu đen chữa dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt

    Đậu đen đem đi sao nhỏ lửa đến khi ruột có màu vàng đậm. Lấy 50-100 g đậu đen đi sắc uống.

    6 Đinh lăng có tác dụng chữa bệnh ngoài da như dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt, sưng tấy

    Đinh lăng chữa dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt, sưng tấy
    Đinh lăng chữa dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt, sưng tấy

    Ngày dùng khoảng 4-6g rễ hoặc 30-50g thân cành của đinh lăng, hoặc 80g lá đem đi sao vàng, sắc uống.

    Kết luận

Hy vọng các kiến thức y học trên đây đã giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về công dụng của các loại lá cây. Chúc bạn trị bệnh nhanh chóng thành công với những bài thuốc tuyệt vời từ các cây thuốc xung quanh ta vô cùng đơn giản này nhé.