Vị thuốc từ rễ cây qua lâu

Cây qua lâu thuộc họ bí (cucurbitaceae), có tên khoa học là trichosanthes kirilowi maxim. Tên khác là dưa trời, hoa bát, dưa núi,vương qua (bát bát châu (tên miền Nam),tên gọi ở miền Bắc là dây bạc bát, người Tày gọi là thau ca. Hãy cùng Khỏe 365 đi tìm hiểu vị thuốc từ rễ cây qua lâu là gì nhé

Cây qua lâu có tên gọi khác là dưa trời
Cây qua lâu có tên gọi khác là dưa trời

Đặc điểm của cây qua lâu

Đó là một dây leo có rễ củ thuôn dài thắt khúc. Lá  hình tim, mọc so le, xẻ 5 thùy nông, có khía răng, tua cuốn chia nhánh, mặt trên điểm những chấm trắng.

Hoa đơn tính màu trắng, hoa đực mọc thành cụm dài, hoa cái đơn độc ở kẽ lá, đầu cánh có nhiều sợi dài. Quả hình cầu hoặc hình trứng, khi chín màu đỏ, hạt nhiều,màu lục có dọc trắng.

Rễ cây qua lâu  tên thuốc trong y học cổ truyền là thiên hoa phấn, còn gọi là qua lâu căn.

Quả qua lâu hình cầu hoặc hình trứng, khi chín màu đỏ

Tác dụng của Cây qua lâu

Dược liệu có màu nâu nhạt hoặc vàng ở mặt ngoài, mặt cắt màu trắng, gân màu vàng, khó bẻ gãy, thể chất cứng rắn, vị nhạt sau hơi đắng, chua, tính hàn, không mùi, có tác dụng sinh tân dịch, nhuận táo, chỉ khát, giảm đau chữa sốt nóng, miệng khô, khát nước, đái tháo đường, đoản hơi, hoàng đản, sưng tấy, trĩ rò, lở ngứa.

Ngày dùng 8 – 16g dưới dạng thái mỏng, thuốc sắc hoặc giã nát, ngâm nước, lọc lấy bột, dùng mỗi lần 4 – 8g. Dùng phối hợp hoặc riêng với các vị thuốc khác trong trường hợp sau:

Chữa sốt nóng, miệng khô khát, da vàng:

Rễ qua lâu 8g, hạt đậu đen 8g, hoặc rễ cây é lớn đầu 8g sắc với 200ml còn 50ml, uống 1 lần trong ngày.

Chữa mụn nhọt lâu ngày

Rễ qua lâu 8g; bạch chỉ, ý dĩ, mỗi vị 10g. Sắc hoặc tán thành bột uống.

Chữa đái tháo đường:

Rễ qua lâu 8g; hoài sơn ,thục địa mỗi vị 20g; đơn bì, thạch hộc, kỷ tử, mỗi vị 12g; sơn thù, sa nhân mỗi vị 8g. Sắc ngày 1 thang để uống .

Cây qua lâu có nhiều công dụng tuyệt vời
Cây qua lâu có nhiều công dụng tuyệt vời

Hoặc rễ qua lâu 12g, rau bợ nước 10g, đem đi phơi khô, tán nhỏ thành bột, hòa với sữa uống.

Chữa tắc tia sữa

Rễ qua lâu 8g; sài hồ, đương quy, xuyên sơn giáp mỗi vị 8g; bạch thược 12g; thanh bì, thông thảo, cát cánh mỗi vị 6g. Sắc uống trong ngày.

Chữa sốt rét, sốt ít hoặc không sốt

Rễ qua lâu 8g; mẫu lệ 12g; sài hồ, hoàng cầm, quế chi, mỗi vị 8g; can khương, cam thảo mỗi vị 6g. Sắc uống mỗi ngày một thang.

Chữa thấp khớp mạn

Thổ phục linh, rễ qua lâu, cốt toái bổ, thạch cao, đơn sâm, sinh địa, rau má, kê huyết đằng, uy linh tiên, hy thiêm, độc hoạt, khương hoạt, mỗi vị 12g; cam thảo 4g; bạch chỉ 8g; Sắc uống trong ngày.

Kết luận

Hy vọng các kiến thức y học trên đây mà Khỏe 365 đã chia sẻ, giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về công dụng của cây qua lâu. Chúc bạn trị bệnh nhanh chóng thành công với những bài thuốc tuyệt vời từ các cây thuốc xung quanh ta vô cùng đơn giản này nhé.

Giới thiệu: Minh Quỳnh

Minh Quỳnh là người sáng lập và là chủ sở hữu của trang Khoe365 Việt Nam. Tôi là bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình trực thuộc bệnh viện đa khoa Quốc Tế Vinmec, trực tiếp phẫu thuật nhiều trường hợp bệnh lý khác nhau. Blog này nhằm chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về chẩn đoán, điều trị bệnh, tư vấn sức khỏe và kinh nghiệm đời sống, làm đẹp

Bình luận bài viết này

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim