Cách nhận biết trẻ bị chứng tăng động

Chứng tăng động của trẻ nhỏ là một trong những chứng bệnh khá phổ biến hiện nay. Vì thiếu hiểu biết cũng như không chấp nhận con mình bị chứng tăng động mà các ông bố bà mẹ bỏ qua không chữa trị ngay từ đầu dẫn tới trẻ mất khả năng học tập cũng như hòa nhập với xã hội. Vậy hãy cùng Khỏe 365 đi tìm hiểu cách nhận biết trẻ bị chứng tăng động mà bố mẹ phải biết để chủ động phòng, chữa trị kịp thời nhé

Cách nhận biết trẻ bị chứng tăng động

  • Trẻ tăng vận động bất thường

Trẻ mắc tăng động giảm chú ý thường không thể ngồi im
Trẻ mắc tăng động giảm chú ý thường không thể ngồi im
  • Trẻ tăng vận động bất thường

Đã là trẻ em thì chúng luôn chân luôn tay luôn tìm kiếm điều mới lạ chính vì điều này nên các phụ huynh không để ý, nhưng  mà trẻ mắc tăng động giảm chú ý thường không thể ngồi im, múa tay múa chân, chạy nhảy liên tục.

Trẻ sẽ cố gắng đứng lên và chạy nhảy xung quanh nếu mà bắt chúng phải  ngồi xuống, chúng thường liên tục ngọ nguậy hoặc vặn vẹo đủ trò.

  • Giảm chú ý

Trẻ không tập trung trong học tập
Trẻ không tập trung trong học tập là một trong những dấu hiệu của chứng tăng động

Trẻ không tập trung trong học tập, làm việc, sinh hoạt, kể cả lúc vui chơi.

Bé dễ bị phân tâm bởi các kích thích xung quanh, không để ý nghe người khác nói chuyện, khó tập trung làm bài tập, hay để quên và làm thất lạc đồ đạc.

  • Xáo trộn tình cảm

Trẻ tăng động giảm sự chú ý có thể khó hoặc không thể kiềm chế được cảm xúc nhất thời  – cả tốt và xấu.

Trẻ có thể bùng phát các cơn giận giữ ở những thời điểm không phù hợp.

Trẻ bị tăng động gặp khó khăn trong việc chú ý, khó tập trung trong học tập.
Trẻ bị tăng động gặp khó khăn trong việc chú ý, khó tập trung trong học tập.

Ngoài ra, một dấu hiệu thường thấy ở trẻ bị tăng động là không thể nhận biết được nhu cầu và mong muốn của người khác.

Trẻ có thể cắt ngang lời người khác khi họ đang nói chuyện và rất khó khăn khi chờ đến lượt.

Trẻ bị tăng động gặp khó khăn trong việc chú ý, khó tập trung trong học tập.

Nguyên nhân  khiến trẻ bị tăng động

  • Do người mẹ tiếp xúc với một số độc chất trong thời kỳ mang thai

Thuốc lá, rượu, ma túy, vì những chất này làm giảm sản xuất dopamine ở trẻ em; hoặc các độc chất trong môi trường như dioxine, hydrocarbure benzen… cũng làm tăng nguy cơ sinh ra trẻ bị tăng động

Phụ nữ mang thai hạn cần chế đồ uống chứa cồn.
Phụ nữ mang thai hạn cần chế đồ uống chứa cồn
  • Tai biến lúc sinh

Như trẻ sinh non tháng, thiếu oxy lúc sinh làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ.

  • Do di truyền

Đa số trẻ em mắc ADHD thì trong gia đình của bé có ít nhất 1 thành viên mắc chứng này.

Hơn nữa, 1/3 số người đàn ông bị chứng ADHD khi còn nhỏ thì con họ sau này cũng mắc phải chứng này.

  • Nguyên nhân tâm lý

Nguyên nhân tâm lý, lục đục gia đình sẽ gây nên chứng tăng động ở trẻ
Nguyên nhân tâm lý, lục đục gia đình sẽ gây nên chứng tăng động ở trẻ

Lo lắng, rối loạn tâm thần, bị cưỡng bức, lạm dụng tình dục, gặp khó khăn trong học tập, lục đục trong gia đình.

  • Các nguyên nhân khác

Chấn thương đầu, nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương hoặc có rối loạn giấc ngủ.

Kết luận

Để điều trị hiệu quả nên tìm đến bác sỹ chuyên khoa để khám và có liệu pháp phù hợp với từng trẻ.

Trên đây là cách nhận biết trẻ bị chứng tăng động mà Khỏe 365 đã chia sẽ. Hy vọng các bậc cha mẹ có thêm nhiều kiến thức để chủ động, phòng chữa trị kịp thời.

Chúc các độc giả cùng gia đình thật nhiều sức khỏe !

Giới thiệu: Minh Quỳnh

Minh Quỳnh là người sáng lập và là chủ sở hữu của trang Khoe365 Việt Nam. Tôi là bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình trực thuộc bệnh viện đa khoa Quốc Tế Vinmec, trực tiếp phẫu thuật nhiều trường hợp bệnh lý khác nhau. Blog này nhằm chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về chẩn đoán, điều trị bệnh, tư vấn sức khỏe và kinh nghiệm đời sống, làm đẹp

Bình luận bài viết này

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim