Theo Đông y cổ truyền, toàn bộ cây hoa gạo đều có thể được sử dụng làm thuốc, vỏ cây gạo tính bình, vị cay, có công dụng hoạt huyết tiêu thũng, thanh nhiệt lợi thấp. Hãy cùng Khỏe 365 đi tìm hiểu thêm về công dụng của cây hoa gạo dùng chữa mụn nhọn sưng tấy nhé
oàn bộ cây hoa gạo đều có thể được sử dụng làm thuốc
Toàn bộ cây hoa gạo đều có thể được sử dụng làm thuốc

Đặc điểm cây hoa gạo

Cây hoa gạo là loài cây quen thuộc đối với đời sống của người dân nước ta, còn được gọi là cổ bối, mộc miên, ban chi hoa.

Là loại cây cao có thể tới 15m hoặc hơn, cành mọc ngang với gai hình nón, lá kép chân vịt với 5 – 8 lá chét  dài chừng 9 – 15, rộng 4 – 5cm, hình mác hay hình trứng.

Các bộ phận của cây như hoa, rễ, vỏ thân đều có thể dùng để làm thuốc chữa bệnh.

Công dụng của cây hoa gạo và bài thuốc dân gian

Công dụng của cây hoa gạo

Theo Đông y cổ truyền, toàn bộ cây hoa gạo đều có thể được sử dụng làm thuốc, vỏ cây gạo tính bình, vị cay, có công dụng hoạt huyết tiêu thũng, thanh nhiệt lợi thấp,…Hoa gạo tính mát, vị ngọt, rễ gạo tính mát, vị ngọt, có tác dụng chỉ huyết, thanh nhiệt lợi thấp,…

Một số bài thuốc dân gian theo kinh nghiệm từ cây hoa gạo:

Cây hoa gạo có nhiều công dụng đem lại nhiều bài thuốc dân gian quý
Cây hoa gạo có nhiều công dụng và là bài thuốc dân gian quý dùng chữa bệnh
  • Bài 1: Chữa suy nhược cơ thể do lao động nặng

Bí đao 500g, Hoa gạo 500g, các vị đem đi thái nhỏ sao vàng hạ thổ, sắc cùng 2 lít nước nhỏ lửa đến khi còn 800ml, chia thành 4 lần trong ngày, uống trước bữa ăn 30 phút.

Rễ gạo 60g, rửa sạch đổ vào ấm với 500ml nước, sắc đến khi còn 250ml nước chia thành 2 lần trong ngày, dùng liền 10 ngày.

  • Bài 3: Sưng nề do chấn thương

Vỏ thân hoặc rễ cây gạo đem đi ngâm rượu xoa ngoài hoặc có thể giã nát đắp vào vị trí tổn thương.

Có thể dùng 100g vỏ thân cây gạo.

Vỏ gạo cạo bỏ vỏ ngoài, đem băm nhỏ,rồi  giã nát, dùng dấm thanh và rượu bỏ vào sao sau đó chườm hoặc đắp lên vết thương khi còn nóng.

  • Bài 4: Chữa bong gân

Lá náng, vỏ thân cây gạo,rửa sạch, giã nhuyễn, băng vào chỗ đau hoặc tổn thương, ngày 2 lần.

Hoặc lá lốt 16g (sao vàng), vỏ cây gạo 16g (cạo bỏ vỏ ngoài đem đi sao rượu), sắc với 750ml nước, đun còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, uống liền 3 ngày.

Cây hoa gạo chữa bong gân hiệu quả
Cây hoa gạo chữa bong gân hiệu quả
  • Bài 5: Chữa ho có đờm do phế nhiệt

Hoa gạo 15g, tang bạch bì 10g, rau diếp cá 15g sắc với 750ml nước, đun nhỏ lửa đến khi còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 5 ngày.

  • Bài 6: Chữa rối loạn tiêu hóa do ăn đồ sống lạnh

Hoa gạo 30g rửa sạch đun 550ml nước nhỏ lửa, sắc kỹ đến khi còn 200ml, chia thành 3 lần trong ngày.

Dùng liên tiếp 5 ngày. Hoặc hoa gạo 15g, phượng vĩ thảo (cỏ seo gà) 15g, kim ngân hoa 15g, rửa sạch đổ 550ml nước đun nhỏ lửa, sắc đến khi còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

  • Bài 7: Chữa đau răng

Vỏ thân cây gạo 20g đem đi sắc đặc, ngậm trong ngày nhiều lần .

  • Bài 8: Chữa mụn nhọt sưng tấy

Lấy hoa gạo tươi rửa sạch và giã nát đắp vào nơi có mụn nhọt. Ngày đắp 1 – 2 lần thì sẽ hết đau nhức, mau khỏi.

Kết luận

Hy vọng các kiến thức y học trên đây đã giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về công dụng của quả cây hoa gạo. Chúc bạn trị bệnh nhanh chóng thành công với những bài thuốc tuyệt vời từ các cây thuốc xung quanh ta vô cùng đơn giản này nhé.