Cholesterol là gì? Nồng độ cholesterol cao hay thấp có ảnh hưởng tới sức khỏe hay không?

Cholesterol là gì?

Cholesterol là chất béo gốc steroid
Cholesterol là chất béo gốc steroid

Cholesterol là chất béo gốc steroid, mềm, màu vàng nhạt, xuất hiện ở màng tế bào của đa số các mô trong cơ thể và được vận chuyển trong huyết tương của cơ thể con người. Choleterol được tạo nên từ thức ăn được gan tổng hợp nên ở các chất béo bão hòa và một phần nhỏ cholesterol được hấp thu trực tiếp từ thức ăn bên ngoài như: sữa, trứng, não, thịt đỏ, lòng lợn, lòng bò, mỡ động vật, tôm…

Đặc điểm của cholesterol

Vật lí

Cholesterol không thể hòa tan trong máu, khi chúng di chuyển đến các tế bào thì phải nhờ vào lipoprotein (chất do gan tổng hợp ra, tan trong nước và mang theo cholesterol).

Sinh học

Cholesterol được sản xuất lên từ 2 nguồn đó là: Nguồn ngoại sinh (nguồn nạp từ bên ngoài) và Nguồn nội sinh (nguồn gan, tế bào trong cơ thể tự tạo).

Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, cơ thể của chúng ta rất cần Cholesterol để giúp duy trình các tế bào luôn khỏe mạnh, làm tăng quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tạo vitamin D và tạo mật xanh,… Bên cạnh đó chúng ta cần phải chú ý kiểm soát được lượng Cholesterol mà mỗi người hấp thu vào trong cơ thể mình vì Cholesterol có 2 loại: Tốt và Xấu.

Nếu chúng ta để lượng Cholesterol xấu tăng quá cao (vượt mức cho phép) sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Biến chứng có thể gây tắc nghẽn mạch máu hoặc nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Khi nồng độ cholesterol tăng cao có ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân không?

Nồng độ cholesterol tăng cao gây nguy hiểm tới sức khỏe
Nồng độ cholesterol tăng cao gây nguy hiểm tới sức khỏe

Theo một nghiên cứu từ Viện dinh dưỡng Quốc gia cho thấy cứ 10 người Việt Nam thì có tới 3 người đo được nồng độ cholesterol tăng cao.

Trong đó, tỉ lệ người dân thành thị mắc phải cao hơn nông thôn, số người đo được ở mức 44,3%. Phần lớn số người có nồng độ cholesterol cao là nam giới. Nhóm người gặp phải trình trạng này xuất hiện nhiều nhất là ở người cao tuổi, khoảng 63.1%.

Tích tụ thường xuyên ở nồng độ cao trong máu, cholesterol khi lớn dần lên sẽ làm hẹp động mạch và khiến cho việc lưu thông của máu gây khó khăn hơn. Nó làm giảm lượng máu tới mô cơ thể, bao gồm cả tim.

Cholesterol cao là nguyên nhân chính gây ra bệnh mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ đặc biệt dẫn đến các bệnh chứng xơ vữa động mạch vành, tăng huyết áp, đột quỵ…

Nồng độ cholesterol giảm thấp có nguy hiểm tới sức khỏe hay không?

Nồng độ cholesterol tăng cao gây nguy hiểm tới sức khỏe
 Nồng độ cholesterol trong máu quá thấp có thể nguy hiểm đến sức khỏe

Chỉ số cholesterol toàn phần được cho là bình thường ở mức thấp hơn 170 mg/l, khi nồng độ cholesterol trong máu ở mức thấp hơn nhiều so với 170g/ml, rất có thể khi đó lượng cholesterol đang giảm mạnh. Giới hạn của mức thấp là bao nhiêu lại tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính của từng người.

Cơ thể con người sẽ giảm một cách đáng kể các tai biến tim mạch khi nồng độ cholesterol trong máu hạ xuống dưới mức 200 mg/l. Còn về việc nồng độ cholesterol trong máu quá thấp có nguy hiểm tới sức khỏe hay không thì hiện nay vẫn chưa có thông tin rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây có xu hướng cho rằng nồng độ cholesterol trong máu thấp cũng sẽ gây bất lợi cho cơ thể.

Nhiều nghiên cứu lâm sàng cũng chỉ ra nồng độ cholesterol trong máu càng thấp thì tỷ lệ tử vong do các bệnh không phải bệnh tim mạch càng cao.

Giải pháp điều hòa nồng độ cholesterol bằng thiên nhiên

Hạn chế uống rượu, bia để gia tăng cholesterol tốt

Lượng cồn và chất độc hại có trong rượu, bia là một trong những nguyên nhân chính làm nồng độ cholesterol xấu tăng cao và nồng độ cholesterol tốt xuống thấp, gây ảnh hưởng xấu tới các cơ quan có trong cơ thể. Lời khuyên chính của bác sĩ là bạn nên giảm bớt lượng chất kích thích, chất cồn có mặt trong cơ thể để điều hòa nồng độ cholesterol trong máu một cách tốt nhất.

Cồn chứa trong rượu là nguyên nhân chủ yếu làm cholesterol xấu tăng cao
Cồn chứa trong rượu là nguyên nhân chủ yếu làm cholesterol xấu tăng cao

Hấp thụ nhiều các vitamin, chất khoáng và chất xơ như rau, củ, quả

Các thực phẩm được khuyên dùng cho mỗi khẩu phần ăn hàng ngày là các thực phẩm giàu vitamin E như giá đỗ, dầu thực vật, dầu gấc, các sản phẩm chế biến từ gấc; thức ăn giàu beta-caroten: cà rốt, bí đỏ, gấc, đu đủ chín, xoài, cá loại rau có màu xanh thẫm như rau ngót, rau muống, rau giền, rau mồng tơi, rau cải soong…; và các thức ăn giàu vitamin C như các loại rau quả nói chung; thức ăn giàu selen: rau ngót, rau muống, rau cải bắp…

Rau, củ, quả là những thực phẩm giàu chất xơ
Rau, củ, quả là những thực phẩm giàu chất xơ

Một số thành phần đặc biệt có trong mỗi thức ăn cũng có tác dụng chống ôxy hoá như uống nước chè xanh hàng ngày để có thể giảm 44-58% nguy cơ bệnh mạch vành tim. Flvonoid cũng là một trong những chất có tác dụng tốt cho sức khỏe, một loại chất chống ôxy hoá có trong các loại chè

Tập thể dục giúp cải thiện cholesterol tốt

Nói gì thì nói, việc dành khoảng 30′-40′ mỗi ngày để tập thể dục, tập các môn thể thao giải phóng năng lượng không những giúp cơ thể thoải mái mà các cơ quan bên trong cơ thể cũng hoạt động tốt hơn, giảm đáng kể lượng cholesterol xấu có trong máu. Vì thế, hãy tạo cho mình thói quen tập thể dục thể thao mỗi ngày để có được một vóc dáng đẹp, một sức khỏe tốt.

Tăng cường bổ sung cá trong thực đơn hàng ngày

Một nghiên cứu cho thấy cá là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng tốt trong việc thúc đẩy gia tăng cholesterol tốt và hạn chế sản sinh cholesterol xấu. Chính vì vậy trong thực đơn bữa ăn hàng ngày chúng ta nên bổ sung cá.

Duy trì cân năng ở mức bình thường

Cân nặng không ổn định làm các cơ quan trong cơ thể hoạt động không tốt
Cân nặng không ổn định làm các cơ quan trong cơ thể hoạt động không tốt

Nếu cân nặng của bạn vượt quá mức cho phép, có thêm nhiều bữa ăn phụ bên ngoài thì bạn rất có khả năng bị tăng nồng độ cholesterol xấu trong máu lên cao. Việc hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng, điều hòa bữa ăn hàng ngày sẽ giúp bạn có một thói quen tốt cải thiện sức khỏe

Một giải pháp hiệu quả dành cho những bệnh nhân mắc chứng cholesterol tăng cao, lượng mỡ trong máu nhiều và gan nhiễm mỡ đó là thực phẩm chức năng Cholessen. Cholessen được các bác sĩ trong học viện quân Y nghiên cứu và chế tạo ra, là thành công trong nghiên cứu khoa học giúp cải thiện bệnh máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ một cách đáng kể.

Thành phần có trong một hộp Cholessen

Cholessen được chiết xuất 100% từ thiên nhiên
Cholessen được chiết xuất 100% từ thiên nhiên
  1. Cao khô Lá sen ………………….. 190 mg
  2. Cao khô Táo mèo ……………….. 850 mcg
  3. Cao khô Thảo quyết minh ……. 150mg
  4. Cao khô Diệp hạ châu …………. 40mg
  5. Cao khô Cam thảo bắc ………… 10mg
  6. Cao khô Cát cánh ……………….. 5mg

Cholessen được chiết xuất 100% từ các thảo dược thiên nhiên trong đó có 2 thành phần chính là lá sen bánh tẻ tươi và táo mèo tươi.

Từ thời xa xưa, ông cha ta đã bài chế ra bài thuốc từ lá sen tươi rất thông dụng trong dân gian, dùng để ngăn ngừa và chữa trị các chứng bệnh do thử thấp gây nên như: cảm nắng, say nắng, đau bụng tiêu chảy…

Theo các kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, ngoài những tác dụng mà người xưa đã phát hiện, lá sen còn có tác dụng giảm béo và chống xơ vữa động mạch, do trong lá có nhiều loại alkaloids và flavonoid đặc biệt; ngoài ra còn có tác dụng giải độc nấm.

Một trong những công dụng thần kì của lá sen mà chúng ta nhắc đến ở đây nữa là giảm lượng cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt.

Lá sen và táo mèo giúp điều hòa lượng cholesterol hiệu quả

Theo Y học cổ truyền, táo mèo có vị chua ngọt thuộc nhóm tiêu thực hóa tích, giúp dịch vị tăng bài tiết acid mật và pepsin dịch vị, chủ yếu điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều thịt, dầu mỡ, trẻ em ăn sữa không tiêu, giúp ăn ngon miệng.

Kết luận

Nếu các bạn cảm thấy bài viết hay và ý nghĩa thì hãy like và chia sẻ tới cộng đồng để giúp ích, trợ giúp cho tất cả mọi người có kiến thức chăm sóc sức khỏe nhé. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe !

Theo: Khỏe 365

Giới thiệu: Minh Quỳnh

Minh Quỳnh là người sáng lập và là chủ sở hữu của trang Khoe365 Việt Nam. Tôi là bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình trực thuộc bệnh viện đa khoa Quốc Tế Vinmec, trực tiếp phẫu thuật nhiều trường hợp bệnh lý khác nhau. Blog này nhằm chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về chẩn đoán, điều trị bệnh, tư vấn sức khỏe và kinh nghiệm đời sống, làm đẹp

Bình luận bài viết này

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim