Bạn biết gì về ung thư xương? Ung thư xương sẽ sống được bao lâu? Giải pháp giành cho người bệnh

Hiện nay, ung thư xương đang là chủ đề được nhiều người quan tâm như Ung thư xương là gì? Ung thư xương sẽ sống được bao lâu? Đó là những băn khoăn của nhiều bạn đọc, vậy hãy cùng Khỏe 365 chia sẻ một vài lời giải đáp thắc mắc cho các bạn sau đây

Ung thư xương là gì?

Ung thư xương là trong xương có sự xuất hiện của các khối u ác tính
Ung thư xương là trong xương có sự xuất hiện của các khối u ác tính

Là trong xương có sự xuất hiện của các khối u ác tính, nhưng không phải tất cả các khối u đó đều là ác tính. Những tế bào ung thư phát triển và cạnh tranh với các tế bào mô xương khác, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Các loại ung thư xương hay gặp:

Ewing Sarcoma (ung thư có tính chất gia đình)

Là một dạng ung thư xương ở mô mềm như mô mỡ, mô sợi, các cơ, mạch máu, hay một số mô nâng đỡ khác,… Nó hay xuất hiện ở dọc xương sống, xương chậu, ở cẳng chân và cánh tay. Chúng có thể phát triển trong mô mềm và xương và phát sinh từ nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, chẳng hạn như đầu và cổ, cột sống hoặc xương dài, ở cuối chi và ngực. Những sarcoma này có xu hướng ảnh hưởng đến trẻ em và các thanh niên.

Sarcoma sụn

Là loại ung thư ở mô sụn.Mô sụn gồm những mô đàn hồi và trơn láng che phủ, bảo vệ đầu xương dài ở các khớp. Sarcoma sụn hầu hết xuất hiện ở xương chậu, xương đùi và xương vai. Bệnh này thường hay gặp ở người lớn – ở độ tuổi phạm vi rộng.

Sarcoma xương

Là loại ung thư xuất hiện ở mô dạng xương. Nó có cấu trúc gần giống với xương, tuy nhiên có lượng khoáng chất ít hơn. Loại ung thư này hay xảy ra ở đầu gối và hai cánh tay. Và hay gặp ở trẻ em và những thanh niên.

Những triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư xương?

  • Đây là loại bệnh hay gặp hiện nay. Ở thời kì đầu bạn sẽ thấy các triệu chứng như: đau xương, cảm giác vùng xương nào đó ấm hơn. các chi yếu hơn, nổi u,tê ban đêm cảm giác đau hơn ban ngày và cảm giác đau rất mơ hồ.
  • Khi đến thời kì phát triển, bệnh nhân sẽ cảm giác mệt mỏi hơn, sút cân không rõ nguyên nhân, gầy đi và đôi khi sốt nhẹ, cảm giác đau xương tăng dần, đau liên tục, cảm nhận xương yếu đi trông thấy, vị trí xương bị đau có thể sưng to lên, dùng thuốc giảm đau nhưng cũng không thấy dấu hiệu đỡ. Có thể gãy xương không rõ chấn thương, nổi hạch ngoại vi ở xương.
  • Những vị trí thường gặp trên cơ thể như “gần gối, xạ khuỷu” đầu trên xương chày, đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương đùi,  đầu dưới xương quay. Ung thư xương thường gặp ở xương dài, đôi khi ở xương dẹt như, xương bả vai, xương chậu.
Những triệu chứng của bệnh ung thư xương
Những triệu chứng của bệnh ung thư xương

Một số sai lầm lớn khi gặp phải một trong số các triệu chứng trên, bạn thường có tâm lí nghĩ là do thời tiết nên mới có cảm giác đau xương và thường bạn sẽ chọn là không đến gặp bác sĩ mà ở nhà dùng những loại thuốc bôi giảm đau, đắp lá, điều trị tại nhà.

Nhưng thời gian qua đi bạn không cảm thấy thuyên giảm, càng lúc càng nặng hơn. Bạn cảm thấy lo lắng, hoang mang không biết mình có bị ung thư xương không? Lời khuyên cho bạn là hãy đến khám và xét nghiệm để có thể điều trị sớm nhất nhé!

Ung thư xương sẽ sống được bao lâu?

  • Đây là câu hỏi rất phổ biến với những người bị ung thư, muốn giải đáp được thắc mắc này, cần xem xét loại ung thư xương mà bệnh nhân mắc phải, cùng với mức độ phát triển các tế bào ung thư xương như thế nào?
  • Theo nghiên cứu của các bác sĩ chuyên ngành về xương, thì tỷ lệ sống của những bệnh nhân bị ung thư xương thường là trên 5 năm nếu bệnh phát hiện sớm, phương pháp điều trị kịp thời và tình trạng bệnh chưa phát triển mới.
  • Trong mỗi thời kì của bệnh ung thư xương, tỷ lệ sống của bệnh nhân sẽ giảm, do khối ung thư phát triển nhanh và mạnh. Khi đó các phương pháp điều trị có tác dụng kém.
  • Chính vì vậy, khi bệnh ở thời kì đầu người bệnh cần phải đi khám, chuẩn đoán và điều trị sớm, đồng nghĩa với cơ hội chữa khỏi bệnh và kéo dài tuổi thọ sẽ tăng lên.

Ung thư xương có thể điều trị được không?

Tương tự như các loại ung thư khác, thì ung thư xương có thể điều trị được, khi phát hiện bệnh ở thời kì đầu và có lộ trình điều trị phù hợp. Ngày nay, có 3 phương pháp điều trị ung thư được các bác sĩ áp dụng là:

Có thể điều trị ung thư xương bằng nhiều phương pháp khác nhau
Có thể điều trị ung thư xương bằng nhiều phương pháp khác nhau
  • Phương pháp phẫu thuật: cắt bỏ khối u của người bệnh, cắt phần xương lành và mô xung quanh khối u. Sau khi làm phẫu thuật, người bệnh sử dụng miếng kim loại đặc biệt để thay thế phần xương bị mất. Đối với khối u lớn các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh phẫu thuật đoạn chi, cắt bỏ toàn bộ chi có khối u để ngăn chăn nguy cơ ung thư di căn hoặc tái phát.
  • Phương pháp hóa trị: kết hợp với phương pháp phẫu thuật để đạt hiệu quả điều trị cao( có thể). Sử dụng hóa trị trước phẫu thuật giúp thu nhỏ kích thước khối u hoặc hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư sót lại sau khi phẫu thuật. Trong một số trường hợp, có thể áp dụng xạ trị thay phẫu thuật để phá hủy khối u và tế bào ung thư. Trong quá trình hóa trị, xạ trị bệnh nhân có thể sử dụng thêm các thức phẩm chức năng có nguyên liệu từ thiên nhiên như Fucoidan, nano curcumin, Nano Fucomin… để hỗ trợ các tác dụng phụ trong quá trình hóa trị, xạ trị, hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình hóa trị, xạ trị.

Bạn biết gì về Nano Fucomin?

Nano Fucomin là viên uống hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị với hiệu quả vượt trội từ các thành phần là các nguyên liệu quý. Do trung tâm nghiên cứu ứng dụng sản xuất thực phẩm chức năng Học Viện Quân Y sản xuất trong nước.

Nano Fucomin có tác dụng  giúp chống các gốc tự do, tăng cường sức đề kháng, hạn chế sự hình thành và tiêu diệt tế bào ung thư, hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị, là món quà giành tặng cho bệnh nhân ung thư.

Theo: Khỏe 365

Giới thiệu: Minh Quỳnh

Minh Quỳnh là người sáng lập và là chủ sở hữu của trang Khoe365 Việt Nam. Tôi là bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình trực thuộc bệnh viện đa khoa Quốc Tế Vinmec, trực tiếp phẫu thuật nhiều trường hợp bệnh lý khác nhau. Blog này nhằm chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về chẩn đoán, điều trị bệnh, tư vấn sức khỏe và kinh nghiệm đời sống, làm đẹp

Bình luận bài viết này

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim